Tin tức

Cách nhận biết, phân biệt và chăm sóc các loại da

1. Cách nhận biết loại da, phân biệt các loại da và xác định loại da cơ bản

Biết cách phân biệt các loại da sẽ giúp bạn biết da mình là loại da gì, từ đó có những lựa chọn phù hợp để giúp da khỏe, sáng mịn, hồng hào và ít mụn hơn. Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm nhận dạng và cách nhận biết rất khác nhau.

Nhưng thông thường sẽ có 5 loại da cơ bản sau:

  • Da thường
  • Da khô
  • Da dầu
  • Da hỗn hợp
  • Da nhạy cảm

Có một cách nhận biết các loại da thông qua việc sử dụng giấy thấm dầu, đây là cách dễ thực hiện tại nhà. Các bước sẽ được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: Giấy thấm dầu, khăn thấm dầu hoặc giấy Poluya và gương.
  • Tẩy trang và rửa mặt trước 30 phút.
  • Cắt giấy thấm dầu thành 6-8 mảnh và để áp vào 2 bên gò má, trán, cằm và hai cánh mũi.
  • Sau khoảng 5 phút, lấy giấy ra và kiểm tra các loại da theo tiêu chuẩn sau:
  1. Da thường: Không thấy vệt dầu hoặc rất ít, lỗ chân lông nhỏ, da mịn.
  2. Da khô: Giấy thử không có dầu, da sần sùi, tối màu.
  3. Da dầu (Da nhờn): Có những vệt nhờn thấy rõ, lỗ chân lông to.
  4. Da hỗn hợp: Giấy ở vùng trán và mũi có dầu nhờn, hai bên má thì không có.
  5. Lưu ý, da nhạy cảm khó có thể nhận biết theo các cách trên.

Tuy nhiên, cách xác định các loại da mặt bằng giấy thấm dầu đôi khi sẽ không cho ra được các kết quả chính xác nhất do nhiều yếu tố tạo thành. Khi ấy bạn nên đến các trung tâm da liễu để tiến hành soi da và có một kết luận thật đúng đắn về làn da của mình nhé.

2. Các loại da mặt và cách chăm sóc chúng

2.1 Da thường là gì, đặc điểm của da thường

Vậy da thường là gì liệu bạn đã biết chưa? Da thường được xem là loại da lý tưởng nhất mà ai cũng mong muốn được sở hữu. Da thường thuộc tuýp da có sự cân bằng tốt về độ ẩm (không đổ nhiều dầu và không bị bong tróc), lỗ chân lông nhỏ, không quá nhạy cảm với mỹ phẩm, vì thế không cần thiết phải chăm sóc quá đặc biệt.. 

Quy trình chăm sóc cho da thường được chia làm 2 giai đoạn là ban ngày và ban đêm.

Chăm sóc da thường vào ban ngày:

  • Bạn nên vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp, dịu nhẹ, với chỉ số pH nằm trong khoảng từ 4.5 - 6.5.
  • Không quên bôi kem chống nắng cho da ít nhất 2 lần/ngày và bôi trước 20 phút khi có ý định ra ngoài. Có thể bôi các loại kem dưỡng ẩm trước khi dùng kem chống nắng.

Các bước chăm sóc da thường vào ban đêm:

  • Sử dụng các sản phẩm tẩy trang (dạng dầu hoặc nước) để loại bỏ lớp trang điểm, kem chống nắng và lớp bụi bẩn tích tụ trên da. 
  • Dùng sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn sâu bên trong (các dạng kem, bọt hay gel đều có thể sử dụng).
  • Tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào sừng hóa, làm sạch lỗ chân lông, mỗi tuần từ 1-2 lần.
  • Dùng toner giúp cân bằng da, giúp da trở về trạng thái tốt nhất để hấp thu dưỡng chất có trong các bước tiếp theo như: serum, ampoule, kem dưỡng ẩm, tinh chất đặc trị…

2.2 Da khô là như thế nào?

Nếu da thường là loại da được nhiều chị em ao ước sở hữu thì làn da khô có xu hướng ngược lại. Vậy thì da khô là như thế nào? Thông thường, da khô sẽ gây ra các tình trạng như xuất hiện vảy da (da chết), mẩn ngứa, đau rát, nứt nẻ,… Nguyên nhân là do trên bề mặt da có một lớp biểu bì bao được cấu tạo từ chất béo (lipid) và protein giúp ngăn ngừa mất nước trên da, khi thiếu protein hoặc lipid, độ ẩm tự nhiên của da sẽ dễ dàng bốc hơi dẫn đến tình trạng da khô do mất nước.

Nếu bạn thuộc loại da khô, bạn có thể cảm thấy da căng và xuất hiện các nếp nhăn ngay sau khi rửa mặt.

Cách chăm sóc da khô như sau:

  • Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng: Vì làn da khô tương đối yếu, do lớp màng ẩm bảo vệ da mỏng và dễ vỡ nên rất khó để bảo vệ da khỏi các hợp chất gây hại.
  • Dưỡng ẩm hàng ngày: Đối với da khô thì việc dưỡng ẩm càng được chú trọng hơn hết. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện lớp màng giữ ẩm tự nhiên của da, thúc đẩy giữ nước và ngăn chặn tình trạng bong tróc, khô ráp.
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên: Việc tẩy tế bào chết sẽ làm giảm các mảng khô và cải thiện kết cấu tổng thể của da.
  • Chống nắng mỗi ngày: Da khô rất cần được bảo vệ khỏi tia nắng mặt trời. Các bức xạ và tia UV dễ dàng làm tổn thương da, gây mất nước và các tình trạng như sạm, nám,…

2.3 Da dầu là gì? Cách chăm sóc da nhờn

Da dầu (da nhờn) là loại da thường tiết nhiều dầu, da sáng bóng thấy rõ ở vùng chữ T: mũi, má, trán và cằm. Đó là một trong những đặc điểm nổi bật để nhận biết da dầu là gì?

Da dầu khá phổ biến ở người châu Á và nữ giới thường có da dầu nhiều hơn nam giới. Chăm sóc da dầu thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng tiết bã nhờn và ngăn ngừa được nguy cơ bị nổi mụn trên da.

Những biểu hiện và dấu hiệu sau đây cho biết làn da của bạn thuộc loại da dầu (nhờn):

  • Da thường xuyên bị nhờn ở nhiều vị trí trên mặt.
  • Vùng chữ T thường bóng loáng vì tiết nhiều dầu.
  • Lỗ chân lông to.
  • Xuất hiện nhiều mụn đầu đen, đầu trắng, mụn trứng cá trên mặt.
  • Dễ bắt nắng và sạm da.

Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia về các bước skincare cho da dầu mụn:

  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt cho da dầu mụn đúng cách
  • Sử dụng nước tẩy trang cho da dầu mụn.
  • Sử dụng giấy thấm dầu để kiềm dầu cho da mặt.
  • Dùng phấn thấm nhờn để trị da dầu.
  • Dưỡng ẩm – không được bỏ qua khi chăm sóc da dầu.
  • Sử dụng kem chống nắng chuyên trị da dầu.
  • Tẩy tế bào chết là cách chăm sóc da dầu hiệu quả

2.4 Da hỗn hợp

Da hỗn hợp là sự tổng hợp của các loại da khác nhau. Và tình trạng da hỗn hợp xuất hiện do nhiều nguyên nhân và các yếu tố tạo thành. Thông thường, có sự pha trộn của các vùng da dầu và khô trên khuôn mặt của bạn, với vùng chữ T (trán, mũi và cằm) hơi nhờn và vùng chữ U (2 bên gò má và xương quai hàm).

Da hỗn hợp thường chia làm 2 loại:

  • Hỗn hợp thiên về dầu: phần lớn da mặt bạn sẽ nhiều dầu, tập trung ở vùng trán, mũi, cằm, 2 bên gò má. Phần da còn lại ở trạng thái bình thường hoặc khô.
  • Hỗn hợp thiên về khô: Trái ngược với hỗn hợp thiên dầu, da hỗn hợp thiên khô chỉ có một phần nhỏ trên gương mặt có dầu, thường vẫn là vùng chữ T nhưng phạm vi nhỏ hơn. Phần lớn còn lại là khô, nhất là vùng hai bên má, xương quai hàm.

Để có thể chăm sóc làn da hỗn hợp, tốt nhất bạn nên:

  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng và ít gây kích ứng nhất.
  • Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.
  • Nên sử dụng kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu khi đi ra ngoài.
  • Lưu ý lựa chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu dạng gel hoặc kem mỏng để giúp da thấm nhanh hơn.

2.5 Da nhạy cảm

Da nhạy cảm là làn da dễ bị viêm hoặc dễ bị kích ứng như ngứa, đỏ, châm chích sau khi tiếp xúc với các thành phần hóa chất, thuốc nhuộm, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Tình trạng da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt là một ví dụ. Đây là một tình trạng khá phổ biến nhưng lại không phải là một bệnh lý.

Da nhạy cảm thường có các biểu hiện như:

  • Bỏng.
  • Châm chích.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc cảm thấy ngứa.
  • Căng da rất khó chịu.

Da nhạy cảm thường rất khó chăm sóc hơn các loại da mặt khác. Vì thế, để chăm sóc da nhạy cảm, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn được các sản phẩm skincare chuyên cho da nhạy cảm như sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm.
  • Nên dùng kem chống nắng cho da nhạy cảm mỗi ngày.
  • Ưu tiên bước làm sạch và dưỡng da để giảm mụn, tái tạo tế bào mới mỗi ngày giúp cho da hồng hào hơn.
  • Nên dùng toner/lotion để dưỡng da: vì các sản phẩm này thường rất nhẹ nhàng và giúp da cân bằng độ ẩm.
  • Bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất,… giúp da tươi tắn và giảm các nguyên nhân lão hóa da.

Nhìn chung, bạn thuộc loại da nào không quan trọng, quan trọng là chúng ta xác định được đúng làn da của mình. Từ đó, đưa ra một quy trình chăm sóc hợp lý thì làn da của bạn vẫn sẽ hồng hào, khỏe mạnh mà thôi. Trên đây, là tất cả những chia sẻ cũng như cũng phân biệt các loại da và cách chăm sóc chúng. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường skincare của mình nhé.

 

Bình luận bài viết